Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ cho các doanh nghiệp của mình chuyển các nhà máy ra khỏi Trung Quốc. Những điểm đến tiềm năng trong chuỗi cung ứng là các nước Đông Nam Á hoặc trở về quê nhà.
Nhật Bản hỗ trợ doanh nghiệp thoát khỏi Trung Quốc
Bộ Kinh tế – Thương mại và Công nghệ Nhật Bản cho biết, gói ngân sách hỗ trợ cho đợt di chuyển đầu tiên trị giá 536 triệu USD dành cho 57 doanh nghiệp. Trong đó, có công ty lớn sản xuất khẩu trang cá nhân là Iris Ohyama và Sharp Corp…
Đây là đợt hỗ trợ đầu tiên nằm trong chương trình cải thiện chuỗi cung ứng toàn cầu của Nhật Bản. Giảm sự phụ thuộc vào hoạt động sản xuất tại Trung Quốc.
Những công ty Nhật được hỗ trợ chuyển đến Việt Nam
Các nước khu vực Đông Nam Á đón nhận hơn 30 công ty Nhật sẽ chuyển dây chuyền sản xuất đến. Trong đó, có tới 15 công ty sẽ nhận hỗ trợ và chuyển hoạt động sang Việt Nam. (danh sách tại ảnh trên).
Đây là kế hoạch khắc phục điểm yếu trong chuỗi cung ứng của Nhật Bản sau khi đại dịch Covid 19 bùng phát. Ngoài ra, còn mục đích tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế và công nghiệp Nhật Bản – ASEAN. Theo báo cáo, đợt 1 chỉ có 30 trên tổng số 124 công ty tham gia dự án được hỗ trợ.
Theo trang Nikkei cho hay, chính phủ Nhật sẽ trả tổng cộng 70 tỷ yên trong kế hoạch lần này. Trước đó, chính phủ Nhật Bản đã dự thảo thanh toán khoảng 243 tỷ yên (hơn 2,2 tỷ USD) để giảm dần phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc.
Kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc diễn ra, các doanh nghiệp Mỹ và đồng minh bắt đầu rút khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ có Nhật Bản ban hành chính sách mạnh mẽ để khuyến khích sự ly khai.
Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng và đang đầu tư nhiều vào thị trường Nhật Bản. Sau đại dịch Covid-19, Trung Quốc dần đánh mất cơ hội tiềm năng vào các nước ASEAN trong đó có Việt Nam.
Việt Nam thu hút mạnh vốn đầu tư FDI sau Covid 19
Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Cùng với chính sách thu hút đầu tư ngày càng được cải thiện. Việt Nam đứng trước cơ hội thu hút nhiều nguồn vốn ngoại FDI đang dịch chuyển từ Trung Quốc.
Tăng trưởng kinh tế quý I của Việt Nam cao nhất so với các nước trong khu vực. Cho thấy sức mạnh của nền kinh tế Việt Nam đứng trước khủng hoảng là rất tốt. Tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam vừa thông qua Hiệp định thương mại với Liên minh châu Âu (EVFTA); Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVIPA). Điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đi EU.
Với tình hình khách quan và điều kiện thuận lợi môi trường đầu tư tại Việt Nam. Việt Nam hứa hẹn là thị trường tiềm năng để thu hút dòng vốn nước ngoài đầu tư. Kích thích tăng trưởng kinh tế và xã hội hậu dịch Covid.
Nhật hỗ trợ đưa nhà máy tới Việt nam
Tin tức:
- Thành Phố Phía Đông Có Lộ Trình Thành Lập Như Thế Nào?
- Kiến Nghị Cho Người Vay Mua Nhà Được Giãn Tiến Độ Trả Nợ Vì Covid-19
- Đoàn Tàu Metro Số 1 Đang Được Kiểm Tra Kỹ Thuật Trước Khi Về Nước
- Tập Đoàn Mitsubishi Và Nomura Tham Gia Phát Triển Dự Án VHGP quận 9
- Tỉnh Đồng Nai Quy Hoạch Thêm Các Khu Công Nghiệp Mới
- Bất Động Sản TP.HCM Vẫn Là Đích Thu Hút Dòng Vốn Ngoại
- Bảng Giá Đất TP.HCM Năm 2020 Được Xây Dựng Ra Sao?
- Đầu Tư Cho Thuê Căn Hộ Hay Gửi Tiết Kiệm Ngân Hàng?
- Bộ Xây Dựng Cấp Phép Căn Hộ Thương Mại Diện Tích 25m2
Dự án: